Bà bầu tắm nước nóng có giảm nguy cơ dị tật thai nhi không?

Bạn không nên sử dụng tay thông thường để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm. Thông thường theo các chuyên gia

Mẹ bầu ngâm mình trong bồn nước nóng để cơ thể thả lỏng, lưu thông máu huyết giúp trẻ phát triển an toàn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chị em cần đảm bảo mức nhiệt độ an toàn của nước tắm.
ba-bau-tam-nuoc-nong
Nếu bạn đã từng đọc một số lời khuyên rằng mẹ bầu không nên nước nóng thì cũng đừng vội phàn nàn về bài viết. Thực tế, chuyện tắm nước quá nóng thường dẫn tới nguy hiểm cho thai nhi bởi nhiệt độ cơ thể mẹ bầu đột ngột tăng cao quá mức. Tuy nhiên, thực tế ngâm mình ở mức nước nóng vừa phải giúp mẹ bầu thư giãn, giảm bớt đau nhức và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.Hơn nữa, đây cũng là một trong những cách giúp giảm dị tật thai nhi suốt thai kỳ.

Sau đây là một số hướng dẫn giúp mẹ bầu tắm nước nóng đúng cách, an toàn, hiệu quả:

Kiểm tra nhiệt độ nước tắm

Bạn không nên sử dụng tay thông thường để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm. Thông thường theo các chuyên gia, nhiệt độ vừa phải của nước tắm rơi vào khoảng 32 độ C. Bạn hãy dùng nhiệt kế để đo nước tắm để đảm bảo mức nhiệt phù hợp.

Tắm nước nóng vừa phải là biện pháp thư giãn, giảm bớt mệt mỏi cho bà bầu suốt thai kỳ
Tắm nước nóng vừa phải là biện pháp thư giãn, giảm bớt mệt mỏi cho bà bầu suốt thai kỳ
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khuỷu tay hoặc cẳng tay để kiểm tra xem nước ấm vừa phải chưa. Nếu vùng da ở khuỷu tay chuyển sau màu đỏ thì có nghĩa rằng nước quá nóng so với cơ thể của bạn.

Nên tắm bao lâu thì phù hợp?

Mẹ bầu nên ngâm mình trong nước ấm từ 10 -15 phút. Nếu ngâm quá lâu, thân nhiệt của cơ thể sẽ tăng lên làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé và mẹ bầu. Hơn nữa, tắm nước nóng lâu cũng khiến cơ thể bà bầu bị mất nước, da khô ráp. Bởi vậy, chị em cần bổ sung nước ngay sau khi vừa tắm nước nóng xong nhé!

Tại sao bà bầu không nên tắm nước quá nóng?

Theo các chuyên gia cho biết phụ nữ mang thai không nên tắm nước quá nóng hoặc tắm hơi trong suốt thai kỳ. Bởi điều này làm nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao đột biến dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi.

Tắm nước quá nóng còn là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề về não hay dị tật cột sống ở thai nhi. Theo đó nhiều nghiên cứu cũng cho rằng phụ nữ mang bầu thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ gây xảy thai và nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Không những vậy, nhiệt độ cao trong phòng tắm hơi cũng khiến phụ nữ mang bầu ra nhiều mồ hôi hơn, làm tăng nguy cơ mất nước, hạ đường huyết, chóng mặt, giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi.

Khi mẹ bầu thấy có bất cứ dấu hiệu của chóng mặt, vã mồ hôi, khó chịu thì nên dừng tắm ngay
Khi mẹ bầu thấy có bất cứ dấu hiệu của chóng mặt, vã mồ hôi, khó chịu thì nên dừng tắm ngay
Một số lợi ích của tắm nước ấm đối với bà bầu

Nếu mẹ bầu tuân thủ các nguyên tắc tắm nước ấm an toàn thì sẽ gia tăng nhiều lợi ích về sức khoẻ cho bản thân và em bé:

Đây là phương pháp hiệu quả giúp giảm căng thẳng, mỏi mệt, đau nhức đặc biệt ở các vùng lưng, chân của mẹ bầu
Tắm nước ấm nhằm giảm các triệu chứng phù nền ở chân và mắt cá, tăng cường lưu thông máu, giảm chuột rút .
Ngâm mình trong nước ấm còn giúp tăng dịch ối với những người có lượng nước ối ít.
Lưu ý khi nước ấm

Chỉ nên tắm từ 10 -15 phút
Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm. Nhiệt độ phù hợp thường không tới quá 32 độ C
Nên để một cốc nước nhỏ để uống trong hoặc sau khi tắm, tránh tình trạng cơ thể mẹ bầu bị mất nước.
Nếu có bất cứ dấu hiệu của chóng mặt, vã mồ hôi, khó chịu thì nên dừng tắm ngay.
Không nên tắm nước nóng rồi đột ngột ra nơi có nhiệt độ thấp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *