Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và những điều nên chú ý

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thường là do các loại vi khuẩn gây ra do hệ tiêu hóa trẻ còn yếu. Trị bằng cách: bổ sung men tiêu hóa, cho uống nhiều nước, hạn chế chất xơ dần bệnh trẻ sẽ tự khỏi.

tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-1
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ. Do đó, có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc dành cho các bậc cha mẹ để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Enterovirus (nhiễm khuẩn đường ruột) gây ra rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Đa số các trường hợp nhiễm có biểu hiện nhẹ và tự hồi phục mà không cần phải điều trị. Một số ít các trường hợp khác có biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não hoặc bại liệt .

nhiem-khuan-duong-ruot-tre-em

Các trường hợp có biểu hiện nhẹ, thì triệu chứng có thể gặp của bệnh là sốt, phát ban, tiêu chảy, viêm họng và nổi mụn nước ở trong miệng, lòng bàn tay, chân, và vùng mông.
Các triệu chứng xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào từng loại siêu vi:

Bảng sau đây là các căn bệnh hoặc các triệu chứng khác nhau do nhiễm khuẩn đường ruột gây ra
Bệnh – Triệu chứng Loại siêu vi
Bệnh sốt bại liệt Poliovirus 1, 2,3
Liệt chân trong 1 thời gian ngắn Coxsackie B1 – B6
Viêm màng não Echovirus , Coxsackie A,B
Viêm não Echovirus 71, Coxsackie.
Sốt phát ban (bệnh Tay Chân Miệng) Echovirus 71, Coxsackie A
Viêm họng Coxsackie A
Viêm cơ tim Coxsackie B
Đau nhức cơ toàn thân Coxsackie B
Viêm đường hô hấp trên
(viêm mũi họng, thanh quản)

Echovirus, Coxsackie A
Viêm ruột, tiêu chảy Phần lớn các loại Echovirus
Viêm kết mạc mắt (mắt đỏ) Enterovirus 70
Viêm gan siêu vi A Enterovirus 72 (siêu vi A gây viêm gan)
Trường hợp có biến chứng thần kinh thì có thể gặp những triệu chứng như mê sảng, lơ mơ, co giật, hôn mê, yếu liệt chân tay, khó thở.

Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách nào?
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ
Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Khi nào cần cần đưa trẻ đi viện?
Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bằng cách
Để phòng bệnh, cần ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc; chỉ uống sữa đã tiệt khuẩn, tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín. Khi vật nuôi bị ốm vì bất cứ nguyên nhân gì cũng không nên cho trẻ ôm ấp, gần gũi chúng. Nên thực hiện nghiêm yêu cầu bàn tay sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn. Nếu có người bị nhiễm bệnh, cần đưa đến các cơ sở y tế, tránh tự ý dùng kháng sinh mà chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *