5 sai lầm khi cho con ăn dặm mẹ nên chú ý

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm tốt nhất.
Nhiều bà mẹ đã không ngại tỉ mỉ chế biến từng bữa ăn thật ngon cho trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ dù đảm đang và yêu thương con đến đâu vẫn mắc một số .

Mặc dù rất háo hức chờ đợi con thân yêu đến giai đoạn ăn dặm để mẹ thỏa sức trổ tài nội trợ và sáng tạo các món ăn cho bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chăm con và đúng công thức, mà thường mắc nhiều lỗi khiến con dù ăn nhiều vẫn còi cọc, “không chịu” lớn.
an-dam-174604428
5 sai lầm thường gặp khi mẹ cho con ăn dặm khiến trẻ ‘không chịu’ lớn

Nhiều bà mẹ đã không ngại tỉ mỉ chế biến từng bữa ăn thật ngon cho trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ dù đảm đang và yêu thương con đến đâu vẫn mắc một số sai lầm khi cho con ăn dặm. Ảnh minh họa

Trẻ còi cọc, không tăng cân vì cho ăn dặm sai cách

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm tốt nhất. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn, phản xạ nhai của bé cũng tốt hơn và đặc biệt, thời gian này, các bà mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm trở lại nên việc cho bé tập ăn dặm sẽ tốt hơn cho cả mẹ và con.

Cũng giống như những “bà mẹ bỉm sữa” khác, chị Oanh (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) mong đợi từng ngày để con bước sang giai đoạn ăn dặm. Trước đó chị đã tìm hiểu kỹ càng các phương pháp và kỹ thuật tốt nhất cho bé tập ăn để có một khởi đầu thuận lợi.

Và tất nhiên, bé gái 6 tuổi nhà chị Oanh rất háo hức khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới, được nếm trải mùi vị của nhiều món ăn khác nhau ăn rất nhiều so với những đứa trẻ khác.

Tuy vậy, đã hơn 3 tháng trôi kể từ khi bé bắt đầu ăn dặm, chị Oanh thấy con không tăng cân nhiều như mong đợi, mà thậm chí có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Lo lắng con có vấn đề về sức khỏe, chị Oanh cho con đi khám dinh dưỡng mới biết con bị suy dinh dưỡng cấp độ 1.

Theo lời chị Oanh thì trong mỗi bữa ăn của bé chị vẫn tuân thủ các công thức như trên mạng một cách nghiêm ngặt, chỉ tăng lượng thịt, lượng cá lên chút ít để mong con tăng cân nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, chính vì cách nấu ăn nhiều thịt cá của chị Oanh là sai lầm nghiêm trọng của hầu hết các bà mẹ với suy nghĩ cho con ăn nhiều sẽ tăng cân.

“Bé phải dung nạp một lượng thịt cá… vượt tiêu chuẩn so với khẩu phần ăn của trẻ theo từng độ tuổi, khiến cơ thể bé khó có thể hấp thụ được một hàm lượng đạm lớn như thế. Đây là lý do khiến trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng mà cha mẹ không hay biết”, chuyên gia dinh dưỡng cho biết.

5 sai lầm thường gặp khi mẹ cho con ăn dặm khiến trẻ ‘không chịu’ lớn

Bữa ăn của bé phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Cũng giống như chị Oanh, bé trai 11 tháng tuổi nhà chị Liên (Thanh Trì – Hà Nội) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi con gần 6 tháng tuổi chị Liên cho con tập ăn dặm để chuẩn bị mẹ đi làm, thời gian đầu bé ăn uống tốt không vấn đề gì. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây bé ngày càng còi cọc và cân nặng thì chững lại. Tưởng con đang trong giai đoạn mọc răng, hay ốm vặt không tăng cân là chuyện bình thường nên chị không đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Mấy ngày gần đây do được nghỉ phép ở nhà, chị Oanh mới để ý đến chế độ ăn của con mà trước nay, do bận việc cơ quan, chị không có thời gian chăm con nên phó thác mọi việc cho bà nội bé và người giúp việc.

Vốn gia đình chị có một cửa hàng bán hải sản, sẵn có đồ ăn tươi sống, hầu như ngày nào khẩu phần ăn của bé cũng có món hải sản (thỉnh thoảng mới xen kẽ 1 bữa thịt lợn, thịt bò hoặc trứng), chỉ thay đổi khẩu vị từ cá sang tôm, cua, trai, ếch… và đặc biệt là món cá hồi, được biết đến là món ăn giàu omega-3 nên bé được bà nội “chu cấp” liên tục.

Cũng chính vì cách cho bé ăn sai lầm này, mà cơ thể bé không hấp thụ được lượng đạm lớn được nạp vào khiến bé ngày càng còi hơn.

5 sai lầm thường gặp khi mẹ cho con ăn dặm khiến trẻ ‘không chịu’ lớn

Với mong muốn con khỏe mạnh và tăng cân đều đặn, nhiều bà mẹ đã không ngại tỉ mỉ chế biến từng bữa ăn thật ngon cho trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ dù đảm đang và yêu thương con đến đâu vẫn mắc một số sai lầm dưới đây:

Cho con ăn quá nhiều đạm

Cung cấp khẩu phần ăn quá nhiều đạm là thói quen sai lầm thường gặp của rất nhiều bà mẹ với mong muốn con có một bữa ăn chất lượng hơn. Tuy nhiên, với cách cho bé ăn thế này vô tình khiến lượng đạm “quá tải” trên cơ thể bé sẽ bị đào thải mà con lại thiếu dinh dưỡng.

Phan Thị Ngọc (Hà Nội)

trẻ ăn dặm

Cung cấp khẩu phần ăn quá nhiều đạm là thói quen sai lầm thường gặp của rất nhiều bà mẹ. Ảnh minh họa

Lọc đồ ăn quá kỹ

Nhiều mẹ có thói quen sợ con không tiêu hóa được nên xay xay, giã giã thực phẩm rồi chỉ lọc lấy nước nấu cho bé ăn. Đây là thói quen sai lầm cơ bản bởi chính chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, lại không bỏ phí một lượng dinh dưỡng còn sót lại trên thực phẩm còn lại.

Lê Khánh Ngọc (Hà Nam)

Chỉ dùng nước xương nấu cho bé

Không ít bà mẹ cho rằng ninh xương lấy nước để nấu cho bé sẽ cung cấp lượng canxi giúp xương bé cứng cáp và nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên đây lại là thói quen sai lầm, bởi nước ninh xương thực tế chỉ nhiều chất béo, còn canxi vẫn còn lại trong xương vì chất này khó hòa tan trong nước.

Nguyễn Thị Minh Hiền (Hà Nội)

Cho con ăn theo sở thích

Nhiều trẻ chỉ thích ăn một loại thực phẩm duy nhất là thịt, hoặc cá, hoặc tôm. Chính vì vậy để chiều theo ý con và khiến con ăn ngon miệng, một số bà mẹ đã nấu loại thực phẩm này lặp đi lặp lại nhiều bữa, khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đa dạng.

Đỗ Mai Phương (Hà Nội)

Không cho dầu vào khẩu phần ăn của bé

Mặc dù chế biến đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhưng nhiều bà mẹ quên rằng dầu ăn cũng cực kỳ quan trọng với bé.

Mỗi bữa ăn mẹ chỉ cần cho thêm 1 muỗng café dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ là những món ăn dặm dành cho bé sẽ tăng thêm hương vị và đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho bé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *