Trẻ bị muỗi & côn trùng đốt phải làm sao?

Thông thường sau khi bị muỗi đốt, da bé bị ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút (khoảng 1-3mm)

Bé Subin 8 tháng tuổi, cứ mỗi lần thấy chân tay con xuất hiện những nốt đỏ sưng tấy do muỗi cắn là chị Hoàng Quyên (Hạ Đình, Hà Nội) lại xuýt xoa xót con. Da bé còn non, muỗi đốt thì cứ sưng to thành cục, mấy ngày sau mới lặn. Thương con, lại bị ông bà nội mắng nên ai mách bôi gì cho con hết sưng mà an toàn là chị đều nghe và làm theo.

baby2

Từ bã trà, nước cốt chanh, nước ép tỏi, mật ong… chị đều bôi thử lên của Subin nhưng không hiệu quả. “Chị cũng bảo vệ con ghê lắm nhưng không hiểu sao bé vẫn bị muỗi đốt sưng hết cả mặt mũi, tay chân”, chị Quyên nói

Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì
Vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế không phải mẹ nào cũng biết cách xử lý.

Thông thường sau khi bị muỗi đốt, da bé bị ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút (khoảng 1-3mm), sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Bị muỗi đốt, ngoài bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ… bé có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, viêm não.

Những nốt muỗi đốt trên da trẻ, mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian dưới đây để đặc trị hiệu quả.

Với bé sơ sinh: Khi bé bị muỗi đốt, mẹ có thế vắt sữa mẹ bôi lên. Da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.
Với bé lớn hơn, mẹ có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt muỗi đốt, rồi đắp lên đó một mếng gạc. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng. Hoặc mẹ có thể cắt lát/miếng khoai tây, xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Khoảng 5 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa cho bé. Nốt muỗi đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.
“Khi bé nhà mình bị muỗi đốt mình thường lấy lá tía tô vò nát rồi chà xát lên vùng da của bé. Cách này mình thấy khá hiệu quả”, mẹ Kunkin chia sẻ trên diễn đàn Eva.

Thực tế, việc lấy một lượng bạc hà, tía tô, lá cà chua… vò nát lấy nước rồi bôi lên da cho bé hiệu quả trong trường hợp giúp bé tránh bị muỗi hoặc côn trùng đốt… do chúng sợ mùi những thảo dược này mà không dám lại gần bé.

Có một ‘tip’ hay đơn giản nữa được nhiều mẹ áp dụng là lấy bột nở (baking soda) có sẵn trong nhà. Sau đó, cho thêm chút nước vào bột (bột sột sệt là được) rồi dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị muỗi đốt của bé. “Bôi bột nở giúp Nhím nhà mình giảm ngứa ngáy. Bé không còn cho tay lên vết muỗi đốt gãi đến chảy máu nên mình cũng đỡ xót con hơn”, mẹ có nicknam anhsangsao…@… chia sẻ.

Ngoài ra, sau khi bé bị muỗi đốt trong vòng 5 phút, mẹ có thể bôi dầu khuynh diệp hoặc dùng bông thấm nước muối đặc, xoa cho bé trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé. Nốt muỗi đốt sẽ không bị sưng và đỡ ngứa.

Để tránh sẹo thâm cho bé khi bị muỗi đốt, mẹ có thể nhúng miếng bông vào bơ và sữa chua để thoa chúng vào những vết thâm hoặc sẹo. Các axit lactic có trong bơ và sữa chua sẽ làm việc như một loại kem tẩy tế bào chết tự nhiên và nhẹ nhàng giúp khắc phục các vết sẹo thâm xuất hiện sáng màu và mịn màng hơn.

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều kem trị muỗi đốt cho bé được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ không nên lạm dụng vì dùng kem bôi có thể gây kích ứng, dị ứng, tổn thương da bé. Bé có thể quơ quẹt vào mắt, mũi, miệng gây tổn thương mắt, mũi hay ngộ độc do nuốt.

Phòng tránh muỗi đốt bằng cách nào?
Mặc quần áo sáng màu cho bé: Muỗi có xu hướng bị thu hút bởi những gam màu tối, do đó, mặc quần áo sáng màu cho bé là phương pháp phòng trừ bị muỗi đốt đơn giản, hiệu quả.
Tránh các mùi thơm: Muỗi cũng bị thu hút bởi một số mùi hương cơ thể. Vì lý do này mà muỗi thường lựa chọn đốt một số cá nhân hơn những người khác trong đám đông. Vì vậy, không nên sử dụng xà phòng thơm, dầu gội… nước hoa cho trẻ.
Luôn giữ cho bé sạch sẽ: Những trẻ ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị muỗi tấn công bởi thế mẹ nên lưu ý luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ.
Đừng quên mắc màn khi ngủ là cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *