5 Nguyên tắc dỗ bé ngủ ngon cực đơn giản

Bạn nên tạo cho trẻ một không gian ngủ lý tưởng nhằm kích thích cảm giác buồn ngủ ở trẻ để bé tự động thiếp

Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ được xem như thần dược để trẻ phát triển toàn diện và tăng cường khả năng miễn dịch.

Muốn trẻ ngủ ngoan, sâu giấc mẹ cần phải sắp xếp khung thời gian phù hợp để dỗ bé ngủ. Thực tế, dỗ trẻ em tưởng khó nhưng lại rất đơn giản nếu bạn nắm được nhu cầu và thói quen hàng ngày của bé. Cho trẻ ngủ đúng giờ sẽ giúp con tạo được thói quen ngủ dễ dàng hơn.
tuyet-chieu-do-be-ngu-ngon-giac-suot-dem
Thời gian ngủ cho trẻ theo từng thời kỳ

Mỗi trẻ ở từng giai đoạn phát triển khác nhau đều có khoảng thời gian ngủ khác nhau:

Bé 1 tháng tuổi: Thời gian ngủ đêm 8,5 giờ. Thời gian ngủ ngày 8 giờ
Bé 6 tháng tuổi: Thời gian ngủ đêm 10,5 giờ. Thời gian ngủ ngày 4 giờ
Bé 12 tháng tuổi: Thời gian ngủ đêm 11 giờ. Thời gian ngủ ngày 2,5 giờ
Bé 24 tháng tuổi: Thời gian ngủ đêm 11 giờ. Thời gian ngủ ngày 2 giờ.
Cho trẻ ngủ đúng giờ sẽ giúp con tạo được thói quen ngủ dễ dàng hơn.
Cho trẻ ngủ đúng giờ sẽ giúp con tạo được thói quen ngủ dễ dàng hơn.
4 nguyên tắc vàng để dỗ bé ngủ dễ dàng hơn

Tạo không gian ngủ thích hợp

Bạn nên tạo cho trẻ một không gian ngủ lý tưởng nhằm kích thích cảm giác buồn ngủ ở trẻ để bé tự động thiếp đi mà không cần nhiều đến sự tác động của mẹ. Khi ru con ngủ, bạn nên để phòng có ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh, âm thanh du dương làm trẻ có cảm giác thoải mái dễ đi vào giấc ngủ.

Một số mẹ còn áp dụng các biện pháp như tắm cho bé trước khi đi ngủ,massage cơ thể, cho trẻ uống sữa hay đọc truyện hoặc hát do cho bé. Những hành động này khi được lặp đi lặp lại thì cơ thể bé sẽ tự động quen dần với nhịp điệu. Duy trì đều đặn và thường xuyên, mẹ chỉ việc đặt bé lên giường, vỗ về con một lát là bé có thể thiu thiu ngủ ngay.

Đưa bé vào giấc ngủ nhẹ nhàng nhất

Khi ru trẻ ngủ mẹ cần lưu ý hết sức nhẹ nhàng không tạo ra những tiếng động mạch làm trẻ bất chợt tỉnh giấc, như vậy nếu có ru bé ngủ lại cũng rất khó khăn.

Nhạc sử dụng để ru bé ngủ cũng cần du dương với nhịp điệp chậm chạp để dắt bé chìm dần vào trong giấc ngủ. Những loại nhạc quá to hay nhiều bass, trống không phù hợp để ru trẻ ngủ.

Khi bé đã ngà ngà chìm vào trong giấc ngủ mẹ không nên tắt âm thanh đột ngột hay dừng bặt tiếng hát. Cách tốt nhất hãy từ từ giảm âm lượng cho đến khi bạn chắc chắn rằng trẻ đã ngủ hoàn toàn.

Để bé ngủ chung với mẹ

Không những chỉ gắn kết tình yêu thương giữa mẹ và bé, để bé ngủ chung giường cũng khiến tăng chất lượng và thời gian giấc ngủ của con. Các mẹ đều biết rằng khi ngủ cạnh bé bạn có thể nhanh chóng vỗ về hành dỗ dành bé nếu chẳng may con giật mình, thoảng thốt trong giấc ngủ.

Các mẹ nên tập dần cho bé thói quen tự ngủ không cần bế ẵm, dong dẩy
Các mẹ nên tập dần cho bé thói quen tự ngủ không cần bế ẵm, dong dẩy
Thực vậy, nhiều các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng ngủ chung giường với người lớn sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc SIDS ( Hội chứng trẻ sơ sinh đột tử trong lúc ngủ). Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ bạn nên tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Đặt trẻ nằm ngửa trên giường
Để bé tránh xa các vật cản khi bé trở mình
Không nên để bé nằm giữa bố và mẹ
Không nên đặt bé ngủ trên giường nước, ghê sofa, ghế bành cùng bố mẹ
Tập cho bé bỏ thói quen đòi bế khi ngủ

Trẻ sơ sinh thường dính lấy mẹ ngay cả trong lúc ngủ. Nhiều mẹ vì thương con mà luôn chăm bẵm, ôm ấp, bế dong con mỗi khi bé chuẩn bị ngủ. Theo các chuyên gia, điều này không hề tốt cho trẻ chút nào.

Khi trẻ đã bắt đầu quen dần với vòng tay êm ái của mẹ, trẻ sẽ dễ quấy khóc và khó ngủ hơn so với bình thường. Chính vì vậy, mẹ tuyệt đối phảu cứng rắn và kiên nhẫn để bỏ dần thói quen đòi bé khi buồn ngủ này. Ban đầu cũng giống như cai sữa, khi ngủ một mình trẻ sẽ mất một thời gian quấy khóc. Nhưng lúc đã quen dần, bé sẽ trở nên độc lập và mẹ cũng không quá mệt mỏi mất ngủ vì chăm bé hàng đêm.

Các bước để tập cho bé bỏ dần thói quen bế khi ngủ:

Khi chuẩn bị cho bé đi ngủ, mẹ hãy cho bé ti sữa, đọc truyện hoặc hát ru cho bé
Không cần chờ bé ngủ say, mẹ đặt bé vào nôi rồi ngồi cạnh bên con
Khi bé khóc mẹ nên ở ngoài dỗ dành bằng cách nói chuyện, làm dịu trẻ, tuyệt đối không bé dậy, trừ trường hợp bé khóc toáng lên.
Lặp đi lặp lại việc này đến khoảng đêm thứ 4 thì mẹ bắt đầu tách dần bé, chỉ trấn an con khi cần thiết.
Đến khoảng đêm thứ 9, trẻ sẽ quen dần với thói quen ngủ một mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *